Cách nhận biết đá quý đã qua xử lý – Phương pháp tẩy đá quý

Bạn thân mến, tiếp tục loạt bài nhận biết đá quý đã qua xử lý, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về phương pháp tẩy đá quý.

Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại đá quý có độ xốp, các loại đá có chứa những bao thể không mong muốn, các loại đá quý có nhiều vết rạn, khe nứt, vỡ… bằng cách dùng các hợp chất hóa học làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ viên đá.

Cẩm thạch thô (bên phải) và cẩm thạch đã được xử lý tẩy trắng, nhuộm màu (bên trái)

Phương pháp tẩy đá quý cũng giúp loại bỏ những khoáng vật (thường là sắt) có màu nâu được lấp đầy trong các vết nứt gãy của một số loại đá quý nhằm giữ cho viên ngọc được trắng sáng. Các vết nứt gãy sẽ được loại bỏ màu nâu và trở thằng màu trắng hoặc những đường gân xanh nhạt.

Phương pháp tẩy đá quý cũng thường được áp dụng song song với phương pháp nhuộm màu hoặc ép polymer.

Một số loại đá quá thường bị sử dụng phương pháp tẩy.

Đầu tiên phải kể đến là cẩm thạch (jadeit), thường được tẩy để tăng độ sáng của màu và tăng độ trong suốt. Người ta cũng thường kết hợp với việc nhuộm màu và ép polymer cho jadeit sau khi được tẩy.

Ngọc Jade sau khi tẩy gọi là ngọc B (B Jade), ngọc jadeit được tẩy sau đó nhuộm màu thì gọi là ngọc Jade B+C (B+C Jade).

Một viên ngọc trai được tẩy trắng (mất đi ánh xà cừ)

Ngọc trai: Ngọc trai cũng thường được tẩy để làm tăng độ sáng bóng và độ đều màu.

Tính bền vững trong phương pháp tẩy đá quý

Những viên ngọc được xử lý tẩy trắng thường dòn và xốp hơn do đã được loại bỏ tạp chất lấp đầy trong khe nứt.

Cẩm thạch tự nhiên và sau khi được tẩy (tạp chất màu nâu được tẩy trắng)

Dùng trong thời gian dài, đá quý được tẩy có thể sẽ mất dần độ bóng bề mặt vốn có.

Các vết nứt trong thời gian dài sử dụng có thể bị lấp đầy trở lại bởi những hạt bụi bẩn nhỏ, mồ hôi len lỏi vào trong.

Nhận biết đá quý sử dụng phương pháp tẩy.

Dấu hiệu nhận biết đá quý sử dụng phương pháp tẩy là quan sát đặc điểm biến đổi trên bề mặt chúng.

Tác dụng của chất tẩy làm cho viên đá mất độ sáng long lanh ban đầu đặc biệt là ngọc trai. Lớp xà cừ trên ngọc trai rất dễ bị ăn mòn nên bề mặt của viên ngọc trai bị tẩy thường “khô” và không có độ sáng chói.

Cẩm thạch được tẩy trắng sẽ không giữ được độ bền màu theo thời gian

Chất tẩy cũng có tác dụng với các cấu trúc dạng hạt, dạng sợi của các đá (jadeite chẳng hạn) và làm biến đổi chúng bởi sự ăn mòn. Các khe nứt, vết vỡ được mở rộng hơn cũng là các dấu hiệu để nhận biết.

Với các loại đá bị tẩy sau đó áp dụng thêm phương pháp nhuộm hoặc ép polymer, việc nhận biết nó thông qua các dấu hiệu của chất nhuộm hoặc bọt khí polymer.

Phương pháp xử lý tẩy đá quý có ảnh hưởng đến năng lượng đá?

Là phương pháp sử dụng hóa chất ăn mòn và thường được áp dụng chung với các phương pháp can thiệp sâu hơn như nhuộm màu hoặc ép polymer nên chắc chắn năng lượng tự nhiên bên trong đó sẽ bị thất thoát, tiêu hao rất nhiều.

Cẩm thạch tự nhiên có thể sẽ không hoàn hảo về ngoại quan nhưng năng lượng được bảo toàn

Nếu sử dụng đá quý cho mục đích phong thủy, tâm linh và thiền định, hãy chắc rằng viên đá của bạn chưa được áp dụng phương pháp xử lý tẩy hoặc nhuộm vì tác dụng có thể sẽ không như mong muốn.

Hy vọng rằng bài viết sẽ mang đến thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn!

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review
Vietgemstones
Average rating:  
 0 reviews

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *