Chuỗi Mân Côi 50 Kinh và cách lần chuỗi Mân Côi

“Trong các kinh nguyện chúng con dâng lên Mẹ, thì không có việc nào làm đẹp lòng Mẹ cho bằng kinh Mân Côi. Vậy kể từ nay, Mẹ sẽ ban cho những ai lần chuỗi Mân Côi của Mẹ, mà xin Mẹ điều gì, thì Mẹ sẽ ban cho được như ý”.

Chuỗi Mân Côi 50 Kinh không chỉ là một dụng cụ cầu nguyện, mà còn là một hành trình kết nối sâu sắc, Mỗi hạt Mân Côi trở thành một mối liên kết giữa chúng ta với Thiên Chúa và Đức Mẹ, và mỗi kinh nguyện là một bước tiến gần hơn đến sự hiện diện của họ trong cuộc sống hàng ngày. Phải trải qua quá trình phát triển kéo dài từ thời kỳ đầu của Giáo Hội đến thế kỷ XVI, Chuỗi Mân Côi mới trở nên hoàn thiện về nội dung và cấu trúc để trở thành một dụng cụ cầu nguyện vô cùng ý nghĩa ngày nay.

Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, lịch sử hình thành của Kinh Mân Côi và Chuỗi Mân Côi 50 Kinh, Vietgemstones sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết và hướng dẫn cho bạn cách lần chuỗi. Để mỗi khi lần chuỗi bạn sẽ cảm thấy say mê hơn.

Chuỗi Mân Côi là gì?

Chuỗi Mân Côi (rosary) là một chuỗi hạt được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhựa, gỗ, đá,… Được nối lại với nhau để đếm và điều hướng tâm trí trong quá trình cầu nguyện. Chuỗi Mân Côi được chia thành nhiều phần, mỗi phần được gọi là một “Khiên Mân Côi” và mỗi khiên gồm 10 viên.
Sử dụng chuỗi Mân Côi là một phần quan trọng của việc cầu nguyện cho Công Giáo, trong đó mỗi khiên Mân Côi sẽ đi kèm với việc lặp lại một loạt các kinh nguyện, bao gồm “Kinh Lạy Chúa” (Pater Noster), “Kinh Kính Mừng” (Ave Maria), và “Kinh Tin Lành” (Credo). Trong quá trình lặp lại kinh nguyện, người ta thường cử động từng viên một tương ứng với từng kinh nguyện.

Vào thế kỷ thứ Vl, thánh nữ Brigitta dùng những viên đá nhỏ để đếm kinh Lạy Cha. Như vậy, trước thế kỷ thứ X, người ta đã lần hạt bằng kinh Lạy Cha bằng viên đá nhỏ. Thế kỷ thứ Xl, mới có trọn vẹn cả kinh Kính Mừng như ngày nay. Dần dần đặt ra từng chục để chỉ mỗi sự màu nhiệm. Các màu nhiệm gồm: Vui mừng, Ánh Sáng, Thương Khó, Hiển Vinh của cuộc đời Chúa Jesu và Đức Mẹ.

Chuỗi Mân Côi ngoài được dùng để đếm Kinh Kính Mừng, còn dùng để đọc kinh dâng lên Đức Mẹ. Cho nên chuỗi hạt Mân Côi trở thành 1 dụng cụ thánh, bởi vì chuỗi Mân Côi nào cũng có cây thánh giá, mà Đức Mẹ rất ưa thích. Vì lý do rất dễ hiểu là có mộ mến đọc kinh Mân Côi, thì mới mang chuỗi Mân Côi. Do đó, Đức Mẹ thường ban ơn cho những ai đeo chuỗi hạt Mân Côi.

Lịch sử Kinh Mân Côi

Lịch sử kinh mân côi

Đức Mẹ truyền cho thánh Dominico truyền bá kinh Mân Côi, vì những tai hoạ do bè rối Albigense phá hoại, nhất là tại miền nam nước Pháp. Vì thế Kinh Mân Côi là do Chính Đức Mẹ ban cho thánh Dominico, để truyền bá cho nhân loại, không phải do bất cứ ai ở thế gian này thành lập ra. Mẹ nói: “Trong các kinh nguyện chúng con dâng lên Mẹ, thì không có việc nào làm đẹp lòng Mẹ cho bằng kinh Mân Côi. Vậy kể từ nay, Mẹ sẽ ban cho những ai lần chuỗi Mân Côi của Mẹ, mà xin Mẹ điều gì, thì Mẹ sẽ ban cho được như ý”.

Nguồn gốc Kinh Mân Côi

Thời Trung Cổ, các tu sĩ và giáo dân thường có thói quen đọc kinh Thần Vụ mỗi ngày. Kinh Thần Vụ gồm có 150 bài ca vịnh của Vua Đavít, để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. Người ta có thể đọc ban sáng 50 thánh vịnh, ban trưa 50 Thánh vịnh , và ban chiều tối 50 thánh vịnh. Tuy nhiên sau này, vì quá bận rộn với công việc hằng ngày, nên thay vì đọc 150 bài thánh vịnh, Hội thánh đã cho phép đọc 150 kinh Lạy Cha, để thay thế 150 thánh vịnh, được gọi là kinh thần vụ. Kinh Thần Vụ cũng được chia ra 3 nhóm, mỗi nhóm 50 kinh Lạy Cha, đọc sáng, trưa, và tối.

Nguồn gốc kinh mân côi

Từ việc sùng kính Chúa Cứu thế, khi đọc 150 kinh lạy Cha, người ta thường liên tưởng đến việc sùng kính khác, tức là suy ngắm cuộc đời Đức Mẹ. Vì cuộc đời Đức Mẹ gắn liền với cuộc đời Chúa Jesu Con Mẹ. Từ đó phát sinh ra những việc làm tôn sùng Đức Mẹ khác nữa. Kết quả là 1 chuỗi nối tiếp “Thánh vịnh Đức Mẹ Maria” gồm 150 lời ngợi khen chúc tụng Mẹ của Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel khi truyền tin cho Đức Mẹ. 150 lời ngợi khen này, tức cũng là 150 lời chào kính của Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc Đức chúa Trời ở cùng Bà”, và sau này, được thêm lời chào mừng của bà Elisabeth: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.” Còn vế 2 kinh Kính Mừng: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con, là kẻ có tội khi nay, và trong giờ lâm tử”, đến thế kỷ XV, Thánh Vịnh Đức Mẹ Maria được chính thức công nhận, ghép vào kinh kính mừng để đọc như ngày nay. Thánh vịnh Đức Mẹ Maria cũng được chia ra thành 3 nhóm, mỗi nhóm 50 kinh kính mừng. Và cũng có thể đọc, sáng 50 kinh, trưa 50 kinh, và chiều tối 50 kinh.

Chuỗi Mân Côi 50 Kinh là gì?

Chuỗi Mân Côi 50 kinh là một phiên bản đặc biệt của chuỗi Mân Côi trong Công giáo. Mỗi chuỗi gồm 50 viên, được sử dụng để đếm và hướng tâm trí trong quá trình cầu nguyện. Trong truyền thống Công giáo, việc sử dụng Chuỗi Mân Côi 50 kinh thường dành cho việc cầu nguyện các “Kinh Mân Côi” để tôn vinh Đức Mẹ Maria.

Kinh Mân Côi là một phần quan trọng của việc cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi. Nó thường được lặp lại 50 lần trên chuỗi này, theo sau bởi các kinh nguyện khác như “Kinh Lạy Chúa” (Pater Noster) và “Kinh Kính Mừng” (Ave Maria). Việc sử dụng Chuỗi Mân Côi 50 kinh có thể giúp người sử dụng một cách thuận tiện hơn, tập trung vào việc cầu nguyện và tôn vinh Đức Mẹ Maria.

Cách lần chuỗi Mân Côi 50 Kinh

  • 1 Thánh giá: Làm Dấu Thánh Giá, đọc một Kinh Tin Kính.
Hướng dẫn lần chuỗi mân côi 1
  • 2 Hạt lớn: Đọc một Kinh Lạy Cha.
  • 3. Ba hạt nhỏ: Mỗi hạt đọc một Kinh Kính Mừng.
  • 4. Hạt lớn: Đọc một Kinh Sáng Danh.
  • 5. Hạt nối lớn: Ngắm Mầu Nhiệm Thứ Nhất, đọc một Kinh Lạy Cha.
  • 6. Mười hạt nhỏ: Mỗi hạt đọc một Kinh Kính Mừng. Trong khi đọc, hãy suy ngẫm về Mầu Nhiệm Thứ Nhất.
  • 7. Trước khi sang hạt lớn, đọc một Kinh Sáng Danh và một Lời Nguyện Fatima.
  • 8. Hạt lớn và tiếp theo: Lặp lại các bước 5, 6, 7 đối với Mầu Nhiệm Thứ Hai, Ba, Bốn và Năm: Mầu Nhiệm → Kinh Lạy Cha → 10 Kinh Kính Mừng → Kinh Sáng Danh → Lời nguyện Fatima.
  • 9. Về tới hạt nối lớn: Đọc một Kinh Lạy Nữ Vương, một Kinh Trông Cậy và Các Lời Nguyện Vắn Tắt.
  • 10. Kết thúc tại Thánh giá: Làm Dấu Thánh Giá và hôn Thánh giá với tâm hồn kính mến.

Vì sao nên chọn chuỗi Mân Côi đá tự nhiên?

  • Sự bền lâu, vĩnh cửu:

Đá tự nhiên tượng trưng cho sự vĩnh cửu, là bảo chứng của thời gian cho tình yêu và lòng sùng kính dành cho Thiên Chúa và Đức Mẹ. Vì thế khi sở hữu một vòng chuỗi Mân Côi làm từ đá tự nhiên, bạn có thể an tâm vào độ bền chắc của dây chuỗi, nhất là khi chiếc vòng đã được gửi làm phép.

  • Mang đến sự hỗ trợ tốt cho người đeo:

Khi bạn lựa chọn được cho mình một chuỗi hạt không những bạn yêu thích mẫu mã mà có thể hỗ trợ về sức khỏe, và các vấn đề khác về tâm lý, tình cảm,… trong cuộc sống. Bạn sẽ có một sự gắn kết nhiều hơn với vòng chuỗi của mình, từ đó tạo mối liên kết giúp việc đọc kinh nguyện được thoải mái, tâm trạng trở nên vui vẻ hơn.

  • Hộ mệnh, tránh những điều không may mắn:

 “Thánh Giá” được xem như biểu tượng của “Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa” và “Công nghiệp Cứu Chuộc Nhân Loại của Chúa Giêsu”, vì thế mỗi hình tượng Thánh giá hiện hữu trên chiếc vòng cũng là biểu tượng bảo vệ bản thân khỏi những điều xấu, không may mắn. Mang chuỗi Mân côi bên người cũng giúp bạn an tâm hơn, nhắc nhớ Thiên Chúa luôn bên cạnh bạn, mọi nơi và mọi lúc.

Sự tâm huyết

Thấu hiểu được ý nghĩa của vòng Mân Côi cũng như lòng tin và sự trân trọng mà các giáo dân dành cho chiếc vòng, Vietgemstones chúng mình đã hết sức tâm huyết để cố gắng tạo ra những sản phẩm chỉnh chu nhất. Từ việc chọn lọc kỹ lưỡng nguồn đá cho đến công đoạn gia công được thực hiện vô cùng tỉ mỉ, chính điều đó tạo được lòng tin của các khách hàng đã mua sản phẩm cũng như Vietgemstones luôn vô cùng tự tin rằng sẽ làm hài lòng dù là những khách hàng khó tính nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *