Cách nhận biết đá quý đã qua xử lý – Phương pháp phủ bề mặt đá quý

Bạn thân mến, trong thế giới đá quý, để tăng cường vẻ đẹp của các loại đá nhằm đáp ứng mục đích thương mại như nhuộm màu, chiếu xạ, xử lý nhiệt vv… đã đề cập trong loạt bài nhận biết đá quý xử lý. Hôm nay vietgesmtones sẽ giới thiệu đến các bạn một phương pháp khác thường được áp dụng là phương pháp xử lý phủ bề mặt. Nhằm đem đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về các loại đá quý có qua xử lý qua đó bạn sẽ có thêm những kiến thức nhất định để có thể chọn cho mình những viên đá ưng ý nhất.

Phương pháp xử lý phủ bề mặt đá quý là gì?

Nguyên lý của phương pháp xử lý phủ bề mặt đá quý là dùng các chất tạo màu sơn vào mặt sau (mặt đáy) của viên đá hoặc toàn bộ viên đá để tạo nên các màu sắc hoặc hiệu ứng khúc xạ khác nhau.

Ngoài ra, phương pháp xử lý phủ bề mặt cũng được áp dụng cho một số loại đá có độ cứng thấp, có bề mặt dễ tổn thương nhằm bảo vệ chúng khỏi bị trầy xước, hư hại. Trong trường hợp này, chất phủ bề mặt là các loại keo trong suốt, có độ bền cao.

Các loại đá thường được xử lý phủ bề mặt.

Topaz không màu được phủ bởi oxit kim loại để tạo màu khác nhau
  • Opal: Là một loại đá mềm và ngậm nước, nhưng với vẻ dẹp và màu sắc tuyệt vời nên người ta thường bảo vệ viên đá bằng cách phủ một lớp bảo vệ lên bề mặt để viên đá khỏi bị mất nước hoặc trầy xước.
  • Kim cương: Xử lý phủ bề mặt ở kim cương để đổi màu và tăng độ đậm của màu bằng một lớp bảo vệ mỏng.
  • Tanzanit: Tăng độ đậm của màu.
  • San hô: Bảo vệ khỏi bị trầy xước.
  • Ngọc trai: Bảo vệ khỏi bị trầy xước, tăng độ bóng.
  • Thạch anh: Tạo ra một số màu sắc không có trong tự nhiên.
  • Topaz: Tạo ra màu lạ hoặc các hiệu ứng màu đặc biệt.
Kim cương được phủ bề mặt để làm giả kim cương hồng.

Tính bền vững của phương pháp xử lý phủ bề mặt:

Mặc dù thường được sử dụng các loại vật liệu phủ có độ bền cao nhưng trong quá trình sử dụng, nếu sảy ra ma sát, va chạm các lớp phủ có thể mất dần theo thời gian. Thông thường đá quý được xử lý phủ bề mặt ở những xưởng gia công lớn và không dễ tìm nên ở góc độ người dùng phổ thông sẽ rất khó để mang viên đá của mình đi phủ lại sau một thời gian sử dụng.

San hô đen được phù bề mặt để đảm bảo độ bền bề mặt

Nhận biết đá quý được xử lý phủ bề mặt.

Cũng giống như đá quý xử lý nhuộm màu, đá quý được phủ bề mặt cũng có thể nhận biết bằng cách phát hiện các dấu vết của quá trình phủ bề mặt. Các lớp keo phủ sẽ dễ dàng bị phát hiện nếu quan sát dưới kính hiển vi, hoặc chúng sẽ có tính phát quang khi được soi dưới tia cực tím.

Aquamarine xử lý phủ bề mặt phát quang dưới đèn tia cực tím

Các chất màu phủ cũng được phát hiện nếu quan sát dưới ánh sáng chiếu góc nghiêng, hoặc các hiệu ứng tán xạ cầu vòng. Các hiệu ứng màu lạ (không có trong tự nhiên) ở đá quý cũng là một dấu hiệu để nhận biết đá quý được phủ bề mặt.

Có nên sử dụng đá quý được xử lý phủ bề mặt?

Ở góc độ người dùng phổ thông, một viên đá được xử lý phủ bề mặt có thể chấp nhận được bởi lớp phủ chỉ nằm ở bề mặt viên đá và còn có thêm tác dụng bảo vệ rất tốt đối với những loại đá mềm. Việc độ bền của lớp phủ có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng là không đáng kể vì đối với các loại đá quý, tự người dùng sẽ có ý thức gìn giữ để tránh những va chạm có thể gây tổn hại đến viên đá của mình.

Đối với góc độ người sử dụng với ý nghĩa tâm linh, phong thủy: Cũng do phương pháp này chỉ tác động ở bề mặt chứ không làm thay đổi kết cấu bên trong viên đá nên năng lượng của viên đá cũng được bảo toàn. Chưa có kinh nghiệm nào cho thấy năng lượng của viên đá bị thay đổi sau khi xử lý phủ bề mặt, tuy nhiên năng lượng của nó có thể bị yếu đi.

Theo kinh nghiệm của người viết bài, trong một lần tham khảo ý kiến của một nhà cảm xạ có thể cảm nhận năng lượng của đá tự nhiên, cô ấy bảo rằng cô ấy vẫn có thể cảm nhận năng lượng của một viên đá được phủ bề mặt tuy rằng khó nhận thấy hơn so với những viên đá bình thường.

Trên đây là những hiểu biết cơ bản về phương pháp xử lý phủ bề mặt trên đá quý, và việc lựa chọn một viên đá có hay không có phủ bề mặt hoàn toàn là lựa chọn của bạn. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm ra viên đá dành cho bạn.

Ở bài viết tiếp theo, VietGemstones sẽ nói về phương pháp xử lý lấp đầy khe nứt, rất mong các bạn đón đọc.

Hình ảnh tham khảo: GIA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *