Đôi nét về Phỉ thúy và những hiểu lầm về ngọc Phỉ Thúy thường gặp

 

ĐÔI NÉT VỀ PHỈ THÚY

Đặc tính và các hiểu lầm về phỉ thúy thường gặp:

Các hiểu lầm thường gặp về phỉ thuý:

  1. Loại đá nào hơi trong cũng gọi là ngọc, ngọc nào cũng gọi là Phỉ Thúy
  2. Ngọc Phỉ thúy xuất xứ từ Trung Quốc không đáng tin
  3. Cẩm thạch, jadeite, ngọc bích vv… đều gọi chung là phỉ thúy
  4. Ngọc được ưu hóa, cải thiện, xử lý tăng vẻ đẹp => hàng giả
  5. Ngoài ra, hiện nay đang có rất nhiều khái niệm chồng lấn, cách sử dụng từ ngữ khác nhau trong việc phân loại các phẩm chất ngọc khiến cho người mới tìm hiểu như lạc và ma trận kiến thức…

 

Vì vậy, để làm rõ các vấn đề trên chúng ta cần tìm hiểu khái quát về Phỉ thúy và các khái niệm về nó như sau:

Phỉ thuý là gì?

  • Ngọc Phỉ Thúy (Fei cui) là tinh túy của cẩm thạch (Jadeite), nói như vậy nghĩa là có rất ít ngọc phỉ thúy được tìm thấy trong rất nhiều sản lượng cẩm thạch được khai thác.
  • Ngọc phỉ thúy không chỉ có màu xanh, đôi lúc có màu vàng, tím, đen, đỏ, trắng, trong đó tên gọi Phỉ Thúy được hình thành bởi 2 màu sắc nổi bật của loại ngọc này, sắc đỏ gọi là Phỉ, sắc xanh gọi là Thúy. Mặc dù lý giải về xuất xứ tên gọi của Ngọc Phỉ Thúy vẫn còn nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia nhưng tựu chung khi nhắc tới tên Phỉ Thúy thì ít nhiều chúng ta cũng sẽ hình dung về một loại ngọc quý hiếm mang vẻ đẹp thanh tao, vương giả.

    Khai thác phỉ thúy thô
    Phỉ thúy chưa qua chế tác

     

  • Không có viên ngọc hay màu sắc ngọc đẹp nhất thế giới, chỉ có những viên ngọc tuyệt đẹp trong mắt người này và chưa đẹp trong mắt người kia. Những viên ngọc màu xanh biếc thường có giá cao hơn bởi có nhiều người yêu thích hơn vì nhiều lý do, một trong số đó phải kế đến là vào thời nhà Thanh, những viên Phỉ Thúy có sắc xanh lục tươi tắn được Từ Hi Thái Hậu vô cùng yêu thích. Và từ đó, phỉ thúy sắc xanh được săn đón từ trong triều đình cho đến dân chúng.
  • Phỉ thúy có phân bố ở nhiều nơi như Mỹ, Nga, Trung Quốc nhưng chất ngọc ở Myanmar được đánh giá cao nhất, các mỏ ngọc lâu đời nhất cũng ở phía bắc Myanmar và được khai thác và thu mua chủ yếu bởi các thương nhân người Hoa. Họ đã khai thác ngọc ở Myanmar từ hàng ngàn năm trước, và cũng vì sự say mê của người Hoa với loại ngọc này mà dưới bàn tay của họ, hàng ngàn hàng vạn những tác phẩm chế tác tinh xảo từ Phỉ thúy đã ra đời. Có thể thấy người Hoa chính là những người khai thác và sưu tầm ngọc phỉ thúy làm trang sức đầu tiên, và chính nhờ họ mà thế giới mới biết thêm về vẻ đẹp của loại ngọc này, vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi những tác phẩm ngọc phỉ thúy đẹp nhất trên thế giới được tìm thấy ở Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc.
  • Jade (cẩm thạch) cơ bản được chia thành 2 dòng chính bao gồm Jadeite và Nephrite. Thành phần của khoáng vật nào nhiều hơn thì sẽ có tên gọi đó. Nephrite còn gọi là ngọc bích hoặc Phật ngọc có màu xanh đậm, có thể được tìm thấy từng khối lớn, có khi cả nhiều tấn nên có thể được chế tác, điêu khắc thành những tác phẩm nghệ thuật lớn như tượng Phật, bình hoa, linh vật phong thủy. Ngọc bích cũng có vân, khoáng, chấm đen (ruồi) và độ trong càng cao, càng ít các tạp chất, vết răn, bông, xớ thì giá trị càng cao và ngược lại.
  • Jadeite có thể có nhiều màu như trắng, xanh nhạt, xanh đậm, tím, vàng, đỏ, xám, bán trong suốt nhưng ngọc Jadeite muốn được gọi là Phỉ thúy thì phải đạt các tiêu chuẩn khắt khe về độ trong suốt, màu sắc, ánh sáng, độ bóng bề mặt vv…
    Quan âm phỉ thúy băng ngọc
    Quan âm phỉ thúy băng ngọc

    Một số phẩm chất ngọc phỉ thuý tiêu biểu

Mỗi màu sắc hay phẩm chất ngọc khác nhau đều có tên riêng có thể kể đến như:

  •  Ngọc phỉ thúy lão khanh (lão khanh chủng):

    Tên gọi Lão khanh (phiên âm Laokeng) hay lão khanh băng chủng (老 坑 翡 翠) ban đầu vốn để chỉ xuất xứ của Ngọc ở các mỏ lâu đời ở Myanmar (Lão là già, khanh là mỏ khai thác, ý chỉ các mỏ khai thác ngọc lâu đời). Ngọc ở đây thường đẹp, kết cấu chặt mịn, độ trong thuần khiết như ngậm nước, các đốm lý phân bố đều, lục sắc phân bố đều đặn, khởi quang khi có ánh sáng chiếu vào vv… nên về sau tên gọi lão khanh như ám chỉ một đẳng cấp của ngọc phỉ thúy. Chính vì các lẽ này nên Phỉ thúy lão khanh thường được săn đón nhiều, tuy nhiên không phải vì vậy mà ngọc ở các mỏ khác không đẹp hay ít tuổi hơn vv… đó cũng là một trong những hiểu lầm về Phỉ thúy. Và cũng như ở các mỏ ngọc khác, ngọc phỉ thúy lão khanh cũng có nhiều phẩm chất khác nhau và có giá trị khác nhau. Vào tùy thuộc vào độ trong suốt tinh thuần hay bán trong, mờ đục mà giá trị được được tính là trung đẳng, trung thượng đẳng hay cực phẩm nhất lưu.
Một chiếc vòng ngọc phỉ thúy lão khanh
  • Phỉ thúy thủy chủng 水 种 翡 翠: 

    Có kết cấu tương tự như miêu tả ở nhất lưu Phỉ thúy lão khanh chủng, chất ngọc tinh thuần, mịn màng đại biểu cho độ trong cao. Đặc trưng của phỉ thúy thủy tinh chủng thường được dùng từ “băng thanh ngọc khiết” để miêu tả vẻ bề ngoài sáng bóng cho cảm giác mát lạnh như băng. Những loại Phỉ Thúy Băng Chủng có đường vân hoa văn màu lam sẽ được gọi là lam Hoa hay lục hoa với đường vân làu lục. Một chiếc vòng ngọc phỉ thúy thủy chủng lam hoa có thể sẽ khiến cho bạn ngẩn ngơ đắm chìm trong cái thanh tao thuần khiết đó. Giá trị của phỉ thúy thủy chủng không được xác định rõ ràng mà còn dựa vào sự yêu thích của người mua, cũng như là cái duyên vậy.
Phật Di Lặc Phỉ Thúy Thủy Chủngv
Phật Di Lặc Phỉ Thúy thủy tinh chủng
  • Phỉ thúy băng chủng (老 坑 翡 翠):

    Kết cấu tinh thể jadeite lớn hơn làm cho độ sáng bóng và độ trong suốt hơi thấp hơn thủy chủng. Tuy nói là vậy nhưng phẩm chất của phỉ thúy băng chủng cũng ở mức trung thượng đẳng và ngẫu nhiên sẽ tìm thấy cả thượng đẳng nhất lưu phẩm chất. Phỉ thúy thủy chủng đẹp, màu sắc không căng đầy, đôi khi vô sắc nhưng trong mịn mơ màng như ánh trăng, như mặt nước phiêu diêu sóng gợn bởi nhìn kỹ sẽ thấy ngọc có những rạn nhỏ, có những tạp chất cực nhỏ hay sợi bông vv…

Phỉ thúy băng chủng

  • Phỉ thúy tử la lan 紫 罗 兰 翡 翠: 

    Nhan sắc như hoa tử la lan, lại được phân chia theo nhiều sắc độ tím đậm nhạt bất đồng như hồng tím, lam tím và cà tím theo đó hồng tím thì đẹp mịn màng, cà tím đứng thứ 2 và sau cùng là lam tím. Màu tím trong phỉ thủy cùng là màu hiếm nhưng không nhất thiết cứ tím là giá trị cao mà còn phụ thuộc vào phẩm chất ngọc như độ trong, tạp chất, thành phẩm chế tác tổng hợp lại để đánh giá chất lượng.
Phỉ thúy tử la lan
Phỉ thúy tử la lan
  • Phỉ Thúy Bạch Để Thanh (白 底 青 翡 翠):

    Có đặc điểm thất dễ nhận biết với sắc xanh lục nổi bật và phân biệt rõ ràng và tương phản trên nền trắng. Thường thấy ở dạng bán trong suốt hoặc đục bởi cấu trúc sợi hoặc hạt mịn được xếp vào loại chất lượng bình thường tuy nhiên nếu có độ trong suốt cao thì lại là cực phẩm.
Phỉ thúy bạch để thanh

Các phẩm chất ngọc khác:

Ngoài 5 phẩm chất ngọc phỉ thúy có giá trị nhất lưu ở bên trên thì còn những phẩm chất ngọc thấp hơn nhưng cũng được gọi tên thành phỉ thúy mà ở phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ không nhắc đến. Nhưng có thể kể tên ra như Phỉ thúy hoa thanh, hồng phỉ, hoàng tông, đậu chủng, phù dung, mã nha, ngẫu phấn, nghiễm phiến, thúy ti, kim ti, du thanh, ba sơn, kiền bạch, mặc thúy, thiết long sinh phỉ thúy. Các phẩm chất ngọc này thường là bán trong suốt, hoặc mờ đục, có kết cấu thô, bề mặt khô khan hơn, hiếm khi đạt chuẩn nhất lưu và thường có giá trị thấp hơn. Hay đúng hơn, đây là các phẩm chất của cẩm thạch chưa thành phỉ thúy.

Và cho dù được đặt tên riêng như thế nào, xuất xứ ở đâu, mỏ khai thác mới hay mỏ cũ lâu đời thì việc phân loại ngọc cũng chủ yếu dựa trên các tiêu chí mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây bạn nhé:

Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review
Vietgemstones.com
Average rating:  
 1 reviews
 by Thanh Nga

Thật tuyệt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *